Nếu bạn băn khoăn không biết phải làm gì những lúc bị ốm khi đang làm việc tại Nhật Bản. Phần này giải thích về cách đến phòng khám và bệnh viện, các chính sách của bảo hiểm y tế.
Nếu bạn băn khoăn không biết phải làm gì những lúc bị ốm khi đang làm việc tại Nhật Bản. Phần này giải thích về cách đến phòng khám và bệnh viện, các chính sách của bảo hiểm y tế.
Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể đến các phòng khám và bệnh viện của Nhật Bản để thăm khám và điều trị. Mặc dù chi phí điều trị tốn kém nhưng ở Nhật Bản mọi người đều tham gia bảo hiểm y tế, và có hệ thống bảo hiểm y tế giúp giảm gánh nặng chi phí điều trị. Nếu có bảo hiểm y tế, số tiền thanh toán tại phòng khám và bệnh viên sẽ chỉ còn 30% chi phí thực tế. Ở Nhật Bản có hai loại bảo hiểm y tế là “Bảo hiểm y tế của công ty” và “Bảo hiểm y tế quốc gia”, thực tập sinh kỹ năng sẽ tham gia một trong hai loại này. Khi đến phòng khám và bệnh viện, hãy nhớ mang theo thẻ bảo hiểm y tế.
Nếu bạn xuất hiện các triệu của một số bện như cảm lệnh, bị chấn thương, đau răng, bạn sẽ phải đến các phòng khám, bệnh viện, chuyên khoa khác nhau tùy theo triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thuốc tại hiệu thuốc. Tuy nhiên, có những loại thuốc không thể mua nếu bạn không được bác sĩ kê đơn tại bệnh viện.
Đương nhiên bạn sẽ được điều trị y tế cần thiết. Nếu muốn đến phòng khám và bệnh viện Hãy xem I. Cách thăm khám.
• Bảo hiểm y tế là cơ chế được đưa ra nhằm hỗ trợ thanh toán chi phí y tế phát sinh khi bị thương, bị ốm đau.
• Tại Nhật Bản, tất cả mọi người đều tham gia bảo hiểm y tế nào đó. Người nước ngoài cũng tham gia.
• Để tham gia bảo hiểm y tế, bạn phải thanh toán phí bảo hiểm hàng tháng ngay cả khi bạn khỏe mạnh. Phí bảo hiểm của mỗi người khác nhau tuy theo thu nhập của người đó.
• Nếu tham gia bảo hiểm y tế, số tiền bạn phải thanh toán cho phòng khám, bệnh viện sẽ chỉ còn 30% chi phí thực tế (giảm 70%).
• Nếu tổ chức giám sát có tham gia “Bảo hiểm toàn diện dành cho đào tạo người nước ngoài” (thường được gọi là Bảo hiểm JITCO) thì bạn sẽ được thanh toán khoản tiền 30% bạn phải chi trả tại phòng khám, bệnh viện. Tóm lại, số tiền bạn phải chi trả là không. Hãy xác nhận lại với công ty. Ở Nhật Bản có hai loại bảo hiểm y tế là “Bảo hiểm y tế của công ty” do công ty đăng ký cho người lao động và “Bảo hiểm y tế quốc dân” do cá nhân tự tham gia. Dưới đây là phần so sánh sự khác nhau của hai loại bảo hiểm này:
Ở Nhật Bản có “Bảo hiểm y tế của công ty” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Thực tập sinh kỹ năng sẽ tham gia một trong hai loại này
Bạn Duy đang làm việc tại nhà máy, do đó sẽ tham gia Bảo hiểm y tế của công ty.
Bạn Anh làm việc tại nông trại cá nhân, do đó sẽ tham gia Bảo hiểm y tế quốc gia.
Hãy hỏi công ty để biết bạn có được đăng ký tham gia bảo hiểm y tế của công ty hay không.
Người tham gia bảo hiểm y tế quốc dân là:
• Người không tham gia bảo hiểm y tế tại công ty
• Người dưới 75 tuổi
• Người nước ngoài cư trú tại Nhật lâu hơn 3 tháng
* Những người có tư cách lưu trú đặc biệt như lưu trú với mục đích điều trị y tế trong các hoạt động đặc biệt sẽ không thể tham gia loại bảo hiểm này.
• Đăng ký tại công ty.
• Phí bảo hiểm hàng tháng do công ty và bạn thanh toán mỗi bên một nửa.
• Phí bảo hiểm bạn thanh toán sẽ được trừ trước khi trả lương cho bạn.
* Khi nghỉ việc tại công ty, bạn sẽ không thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của công ty đó.
* Kể cả khi đã nghỉ việc, chỉ cần có giấy đăng ký cư trú là bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế quốc gia.
• Đăng ký tại văn phòng thị chính nơi bạn sinh sống.
• Cần liên lạc đến văn phòng thị chính khi bạn chuyển nhà, bắt đầu làm việc.
• Phí bảo hiểm hàng tháng khác nhau tùy thuộc theo số người trong gia đình vàthu nhập.
• Nếu muốn giảm phí bảo hiểm vì lý do đặc biệt, hãy trao đổi với văn phòng thịchính.
30% chi phí
• Trẻ em và người cao tuổi sẽ khác.
• Có thể thay đổi do sửa đổi luật.
30% chi phí
• Trẻ em và người cao tuổi sẽ khác.
• Có thể thay đổi do sửa đổi luật.
Có thể giảm
Tuy nhiên, thủ tục xử lý việc giảm trước khoản điều trị y tế chi phí cao khá phức tạp và bạn khó có thể tự làm, do đó hãy tham khảo ý kiến của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện. Ngoài ra, hãy thử trao đổi và tham khảo ý kiến của người Nhật, người Việt quanh mình.
Bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn bằng tiếng Việt qua các kênh có trong [Danh sách kênh tư vấn]
Về cơ bản là không thể. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn có thể trả góp (ví dụ khi chỉ có ít tiền mặt, bạn có thể thanh toán trước một phần và thanh toán phần còn lại vào hôm sau, v.v.), vì vậy hãy thử hỏi nhân viên ở phòng khám và bệnh viện khi bạn thanh toán chi phí điều trị y tế.
Khi có các triệu chứng bệnh nhẹ như cảm lạnh hoặc đau bụng, hãy đến các phòng khám gần nơi bạn sinh sống.
Nếu có triệu chứng bệnh nặng hoặc bị thương nặng, hãy đến bệnh viện để được thăm khám.
Triệu chứng nhẹ như cảm lạnh, đau bụng
Bệnh viện nhỏ, phòng khám
Giấy giới thiệu/ giấy chuyển tuyến
Khi bệnh trở nặng
Khi cần phẫu thuật, nhập viện
Triệu chứng nặng, bệnh nặng, bị thương nặng
Bệnh viện lớn
(Bệnh viên đa khoa)
Bệnh viện: Có từ 20 giường trở lên
phục vụ bệnh nhân nhập viện
Phòng khám: Có từ 19 giường trở xuống
để phục vụ bệnh nhân nhập viện
Nếu đến bệnh viện lớn có quy mô từ 200 giường bệnh trở lên mà không có giấy giới thiệu/giấy chuyển tuyến, ngoài chi phí thăm khám, bạn sẽ mất thêm mức phí khoảng 1.000 – 8.000 yên.
Tại Nhật Bản, tất cả mọi người dân đều có thể đến khám ở mọi phòng khám và bệnh viện.
* Tham khảo trang có chứa thông tin cần thiết khi thăm khám sau đây.
Bảng tự khai báo cho cơ quan y tế – Phiếu hỏi khám bổ sung form_Vietnam.pdf
Bạn có thể tìm kiếm phòng khám và bệnh viện để tiếp nhận điều trị y tế tại Nhật Bản (tiếng Nhật). Nhấp vào「医療機関検索/tìm kiếm cơ quan y tế」 , sau đó chọn 都道府県/tỉnh thành, 言語/ngôn ngữ chọn「その他 /khác」 ,「診療科目/hạng mục thăm khám」 (Ⅰ1 -11), các hạng mục khác có thể bỏ trống. Mã VI trong hạng mục「診療科および言語/khoa và ngôn ngữ」 trong danh sách kết quả có nghĩa là tiếng Việt.
Bắt buộc phải mang theo: Thẻ bảo hiểm y tế, tiền (tiền mặt)
Nên mang (nếu có): Thuốc đã uống gần đây, kết quả xét nghiệm trước đây, giấy chẩn đoán, v.v.
• Nhiều trường hợp cần xuất trình giấy tờ chứng minh danh tính (thẻ lưu trú, hộ chiếu, v.v.) nên hãy mang theo.
• Nếu không mang theo thẻ bảo hiểm y tế, hoặc không tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí.
Chuyên khoa bạn cần đến khám sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh và tình trạng vết thương của bạn.
Khi cảm thấy không khỏe, hãy làm theo 3 bước sau!!
Khi cảm thấy không khỏe, hãy thăm khám tại phòng khám, bệnh viện gần nơi sinh sống trước khi triệu chứng bệnh nặng hơn.
Trước hết, hãy tham khảo ý kiến của người thân quen, không nên tự lo lắng một mình
Đầu tiên, hãy xin ý kiến từ những người Việt Nam quanh mình, chủ sở hữu lao động về việc đến phòng khám, bệnh viện.
Tư vấn qua điện thoại bằng tiếng Việt!
Nếu gặp khó khăn ở Bước 1, hãy thử tìm kiếm kênh tư vấn có hỗ trợ hướng dẫn đến phòng khám, bệnh viện để gọi điện tham khảo ý kiến.
Cần đến thăm khám tại phòng khám, bệnh viện gần nơi sinh sống!
Hãy thử tìm kiếm phòng khám, bệnh viện gần nơi sinh sống bằng điện thoại thông minh (dùng Google Map, v.v.). Nếu có can đảm thử đi tìm kiếm, chắc chắn sẽ tìm được nơi thăm khám tốt nhất.
[Danh sách kênh tư vấn]
Bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn bằng tiếng Việt qua các kênh trong danh sách
Ngoài ra, có thể xem thêm “Sổ tay hội thoại Yubisashi (tiếng Việt)”.
Có thể mua thuốc tại hiệu thuốc. Nếu bác sĩ thăm khám và kê đơn các loại thuốc cần thiết, bạn có thể mang đơn thuốc đó đến hiệu thuốc để mua.
Tại hiệu thuốc có chuyên gia về thuốc, được gọi là dược sĩ. Họ sẽ giải đáp giúp bạn có thể mua các loại thuốc cần thiết hay không, nên mua các loại thuốc nào, cách uống thuốc, cách thăm khám tại bệnh viện. Do đó hãy hỏi dược sĩ nếu có vấn đề thắc mắc.
Khi mang thuốc sử dụng từ một (1) tháng trở lên vào Nhật Bản, hoặc khi gửi thuốc từ Việt Nam sang Nhật Bản thì cần phải làm thủ tục (xác nhận nhập khẩu). Ngoài ra, luật pháp Nhật Bản không cho phép bạn bán hoặc tặng, mua hoặc nhận thuốc tự mình mang vào Nhật Bản cho bạn bè, người quen. Tuyệt đối không được thực hiện hành vi này.
Khi này bạn không còn đủ điều kiện tham gia bảo hiểm y tế, do đó khi đến thăm khám tại bệnh viện bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí nên sẽ rất tốn kém.
• Việc thăm khám và nhận thuốc khi bị ốm là hành động quan trọng để giữ mạng sống của bạn, kể cả khi bạn đang bỏ trốn.
• Nếu vì lý do đặc biệt khiến bạn bắt buộc phải bỏ trốn, hoặc nếu bị ốm sau khi đã nghỉ việc, hãy xin ý kiến tư vấn từ các tổ chức hỗ trợ.
• Trường hợp bị ốm mà không có bảo hiểm y tế, có một số bệnh viện sẽ giảm chi phí điều trị cho bạn. Tuy nhiên, số lượng bệnh viên như vậy không nhiều và thủ tục cũng phức tạp, hãy tham khảo ý kiến từ các tổ chức hỗ trợ.
• Thủ tục trong những trường hợp như này rất phức tạp, do đó hãy tham khảo ý kiến bằng tiếng Việt từ những kênh tư vấn trong [Danh sách kênh tư vấn].
Có thể xin ý kiến tư vấn qua Messenger từ Facebook theo mã QR sau
(Mở đầu bằng tiếng Nhật, nhưng có thể sử dụng tiếng Việt)
Bình luận
Lời giải thích này có hữu ích không?