Bệnh truyển nhiễm là bệnh có thể lây từ người này sang người khác mà người bệnh có thể không biết mình lây bệnh cho người khác. Chương 2 này sẽ giải thích các bệnh truyền nhiễm mà bạn có thể mắc phải khi sinh sống, làm việc tại Nhật Bản bao gồm bệnh lao và HIV. Ngoài ra, phần này cũng giải thích thêm về “Các tình huống y tế công cộng khẩn cấp” như COVID-19.

        Bệnh lao là bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. HIV là bệnh có thể phục hồi sức khỏe bằng thuốc. Trong trường hợp mắc bệnh, bạn có thể yêu cầu người sử dụng lao động hỗ trợ và cho phép bạn nghỉ làm trong khoảng thời gian cần thiết để phục hồi sức khỏe.
Nếu lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, hãy đi khám và làm xét nghiệm càng sớm càng tốt để bệnh không trở nặng và bạn có thể tiếp tục làm việc bình thường.
Khi đến khám tại bệnh viện, quyền riêng tưl và bảo mật thông tin của bạn sẽ được bảo vệ.

2. 1. Tôi bị ho và cảm thấy rất mệt. Tôi có thể mắc bệnh gì?

• Triệu chứng ho có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
• Các triệu chứng như ho kéo dài, khạc ra máu, sốt nhẹ, sụt cân hoặc uể oải có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Trong trường hợp này, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
• Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, hãy cân nhắc thực hiện các kiểm tra về sức khỏe trong thời gian sớm nhất có thể, ví dụ như đi khám tại bệnh viện.
Triệu chứng của COVID-19 và bệnh lao đều là ho, thở gấp, sốt và uể oải. Điểm khác biệt nhất của hai căn bệnh này là tốc độ tiến triển của bệnh. Thông thường, người mắc bệnh lao sẽ xuất hiện triệu chứng sau vài tháng đến 2 năm nhiễm bệnh, và cứ 10 người nhiễm bệnh thì chỉ khoảng 1-2 người xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi nhiễm COVID-19 thì triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi lây nhiễm vài ngày. Với cả hai loại bệnh này, bạn đều nên làm xét nghiệm và đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

2. 2. Khi được chẩn đoán mắc bệnh lao, tôi cần phải làm gì?

• Bệnh lao là bệnh có thể chữa khỏi bằng thuốc. Quỹ công có hỗ trợ 95% chi phí y
tế. Chi phí y tế tự thanh toán là 5%.
• Hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện.
Nếu triệu chứng bệnh nhẹ, sau khi đến bệnh viện và
bắt đầu điều trị, bạn có thể vừa điều trị vừa làm việc bình thường.
Không cần phải về nước.
Khi có triệu chứng bệnh nặng, có thể cần phải tạm thời nhập viện.
Thời gian điều trị thông thường khoảng 6 tháng,
tuy nhiên có một số trường hợp kéo dài hơn bình thường.

Bệnh lao phổi có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp, nhưng thông thường bệnh nhân sẽ không còn nguy cơ lây nhiễm sau khoảng 2 tuần bắt đầu dùng thuốc.
Ngoài ra, có những loại bệnh lao không xuất hiện triệu chứng, không lây nhiễm cho người khác (gọi là bệnh lao tiềm ẩn). Trong trường hợp này, bạn có thể dùng thuốc để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh xuất hiện.

Bệnh lao là bệnh có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách. Chỉ cần vi khuẩn không bắn ra khỏi cơ thể và được điều trị đúng cách thì sẽ không lây nhiễm cho người khác, và trong đa số các trường hợp người bệnh vẫn có thể duy trì công việc bình thường. Ngoài ra, những người có tiếp xúc với người được chẩn đoán mắc bệnh lao cũng cần được kiểm tra tại trung tâm ý tế, vì vậy hãy kiểm tra sức khỏe để giảm nguy cơ lây truyền bệnh.

Danh sách tư vấn

Bệnh Lao

Bạn có thể trao đổi, đặt câu hỏi và tham khảo ý kiến của TB Action Network về bệnh lao mọi lúc thông qua Facebook. Đừng ngại trao đổi về các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, chẳng hạn như các triệu chứng về đường hô hấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến thăm khám từ bệnh viện. Đội ngũ chuyên gia về chăm sóc sức khỏe và bệnh truyền nhiễm sẽ hỗ trợ bạn.

* Phòng Hỗ trợ chương trình, Viện Nghiên cứu Bệnh lao

Hỗ trợ tư vấn qua điện thoại cho người nước ngoài.
03-3292-1219 (tư vấn bằng tiếng Việt)
03-3292-1219 (tư vấn bằng tiếng Việt)
Tất cả các dịch vụ trên đều miễn phí và bạn sẽ được bảo vệ quyền riêng tư.

2. 3. Tôi lo lắng không biết bản thân có nhiễm HIV hay không?

Khi nghi ngờ bản thân có nguy cơ nhiễm HIV, hãy nhanh chóng làm xét nghiệm. Bạn được làm xét nghiệm HIV miễn phí tại trung tâm y tế.

2. 4. Nếu bị chẩn đoán nhiễm HIV, tôi nên làm gì?

Hiện nay, nếu điều trị sớm thì bệnh nhân nhiễm HIV hoàn toàn có thể sống cuộc sống bình thường giống như trước khi nhiễm bệnh.
Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, bạn vẫn có thể duy trì tình trạng sức khỏe bình thường và không bị mất việc làm nếu duy trì điều trị, và việc này cũng không ảnh hưởng đến tư cách lưu trú của bạn.

Tìm hiểu chi tiết hơn

Trang web “Quy trình xét nghiệm và tư vấn HIV”
Giới thiệu kênh tư vấn bằng tiếng Việt qua điện thoại và địa điểm làm xét nghiệm HIV.

HIV là căn bệnh khó lây nhiễm cho người khác trừ khi bạn có quan hệ tình dục với người khác. Vì vậy, bạn không cần đột ngột thay đổi cuộc sống cũng như mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh khi biết mình mắc bệnh HIV.
Ngoài ra, bạn cũng không cần phải thông báo kết quả xét nghiệm của mình với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bạn cần thông báo cho vợ, chồng hoặc người có quan hệ tình dục với bạn.

[Đối với người được chẩn đoán dương tính với HIV]

Nếu điều trị bệnh HIV tại Nhật Bản, số tiền bạn phải chi trả cho thuốc điều trị HIV sẽ rất cao. Đối với khoản chi phí điều trị mà bảo hiểm y tế không chi trả, bạn có thể làm đơn xin hỗ trợ chi phí đó.
Để được hỗ trợ, bạn có thể sẽ cần xuất trình kết quả xét nghiệm chi tiết và làm thủ tục phức tạp, do đó hãy tham khảo ý kiến của bệnh viện chuyên khoa HIV và các tổ chức phi lợi nhuận (NGO) khi có thắc mắc về vấn đề này.
Bệnh viện nơi bạn được chẩn đoán sẽ giải thích chi tiết về tình trạng bệnh cho bạn, hãy nắm rõ nội dung được giải thích và bắt đầu quá trình điều trị tại bệnh viện.

Thông tin chi tiết bằng tiếng Nhật

2. 5. Tôi cảm thấy bất an khi nghe nói ở Nhật Bản có nhiều bệnh truyền nhiễm bùng phát. Tôi nên tìm kiếm thông tin ở đâu để có các biện pháp phòng tránh bệnh phù hợp?

Hãy tìm kiếm thông tin của Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Điều quan trọng là bạn phải luôn quan tâm và tìm kiếm thông tin, tin tức mới nhất về Nhật Bản. Tuy nhiên, một số thông tin có thể không chính xác, do dó trước tiên hãy tham khảo thông tin được cung cấp bởi các tổ chức chính thống.
Bệnh sởi, rubella, cúm mùa, v.v. là các bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát ở Nhật Bản. Bạn có thể phòng tránh các căn bệnh này bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng khiến bạn lo lắng, hãy đến khám tại phòng khám, bệnh viện gần nơi sinh sống Tham khảo Chương 1 – Cách đến phòng khám và bệnh viện, các chính sách của bảo hiểm y tế.

Tìm hiểu chi tiết hơn!

“Tình huống y tế công cộng khẩn cấp” là gì?
Cùng với sự phát triển của toàn cầu hoá, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đã trở thành vấn đề mang tính quốc gia và toàn cầu, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 mà chúng ta đã trải qua. Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có thể dẫn đến bệnh tật, thương tích nghiêm trọng cho con người hoặc thậm chí thiệt mạng. Một tình huống sẽ trở thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi xã hội không thể giải quyết được những ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ con người.
Một số ví dụ về tình huống y tế công cộng khẩn cấp:
• Sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm: đại dịch cúm, sởi, cúm gia cầm, COVID-19.
• Sự xuất hiện của thiên tai ảnh hưởng đến sức khỏe con người: động đất, sóng thần, lũ lụt, bão tố, v.v.
• Hành vi khủng bố: khủng bố bằng bom, khủng bố bằng súng, khủng bố bằng vũ khí sinh học, v.v
• Tai nạn gây thương vong cho nhiều người: máy bay rơi, tàu trật đường ray. Ở Nhật Bản đã có báo cáo về các đợt bùng phát dịch sởi, rubella, cúm (số người mắc bệnh đang tăng lên). Ngoài các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như rửa tay, đeo khẩu trang, v.v. thì bạn có thể tiêm vắc-xin để phòng bệnh.
Khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, điều quan trọng là bạn phải thu thập thông tin từ Chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phương, bản tin thời sự, v.v.