3. Tôi nên phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?

• Có thể bạn không muốn nghĩ rằng người yêu của mình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng khi quan hệ tình dục, hãy luôn đeo bao cao su để không bị lây nhiễm hoặc truyền bệnh cho đối phương.
• Ngoài biện pháp sử dụng bao cao su, bạn có thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách không quan hệ tình dục với bất kỳ ai ngoài người bạn tình duy nhất, hoặc không quan hệ tình dục trực tiếp bằng miệng.
• Bạn có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không hay biết. Vì vậy, trước khi quan hệ tình dục lần đầu, cả hai nên làm xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục để tránh lây bệnh cho đối phương, đồng thời cũng kịp thời điều trị bệnh nếu phát hiện bản thân mắc bệnh.
• Thuốc tránh thai chỉ có tác dụng tránh thai, do đó kể cả khi bạn uống thuốc tránh thai, bạn vẫn không thể phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Thông tin chi tiết bằng tiếng Việt

Thông tin bổ sung: Ung thư cổ tử cung và kiểm tra ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản

• Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư hay gặp ở phụ nữ, phát sinh quanh vùng cửa vào tử cung (cổ tử cung).
• Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung là do vi rút Human Papilloma Virus (HPV).
• Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể gặp ở mọi phụ nữ. Virus gây ra loại ung thư này lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. HPV là loại virus rất phổ biến, người ta cho rằng nếu đã từng quan hệ tình dục thì ai cũng đã từng lây truyền/nhiễm virus này ít nhất một lần.
• Phải mất một thời gian dài để bạn mắc ung thư cổ tử cung sau khi nhiễm virus HPV. Virus sẽ tồn tại ở một khu vực trong cổ tử cung của bạn và dần biến khu vực đó thành ung thư. Thông thường, bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt trước hoặc ngay sau khi bị ung thư.
• Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể phòng ngừa được. Bạn có thể tiêm vắc-xin để ngăn ngừa virus HPV trú ngụ tại cổ tử cung. Vắc-xin này cần tiêm trước khi bạn phát sinh quan hệ tình dục lần đầu, nghĩa là phải tiêm trước khi virus xâm nhập vào cơ thể bạn. Tuy nhiên, vắc-xin không thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung 100%. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, bạn vẫn cần làm xét nghiệm tầm soát
ung thư cổ tử cung định kỳ.
• Ngay cả khi bạn đã quan hệ tình dục trước khi tiêm vắc-xin, nếu thực hiện kiểm tra cổ tử cung định kỳ và phát hiện ung thư cổ tử cung từ giai đoạn sớm và điều trị đúng cách, tỉ lệ điều trị bệnh thành công (bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm) gần như là 100%.
• Việc thực hiện kiểm tra cổ tử cung định kỳ được gọi là “tầm soát ung thư cổ tử cung”. Tại Nhật Bản, thành phố nơi bạn sinh sống sẽ thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Bạn được thăm khám miễn phí hoặc chỉ cần chi trả chi phí tầm soát rất rẻ (khoảng 500 yên). Đối tượng được thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là phụ nữ từ 20 tuổi trở lên.

Thời gian và cách thức đăng ký khám tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ do thành phố nơi bạn sinh sống quy định. Hãy liên hệ với văn phòng của chính quyền thành phố, phòng y tế, trung tâm y tế tại thành phố nơi bạn đang sinh sống để biết thêm thông tin chi tiết.

Tìm hiểu chi tiết hơn!

Giới thiệu về Khoa Phụ sản, Khoa Tiết niệu Khoa Tiết niệu là nơi bạn có thể xin ý kiến tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến cơ thể nam giới
Khi nào tôi nên đi khám tại Khoa Tiết niệu?
Khi có triệu chứng sau:
• Bộ phận sinh dục bị sưng tấy
• Bộ phận sinh dục bị ngứa ran 
• Xuất hiện u cục trên bộ phận sinh dục
• Chất nhờn giống như mủ chảy ra từ bộ phận sinh dục 
• Quần lót thường dính vết bẩn lạ
• Bị đau hoặc có cảm giác bất thường (buốt, nóng) khi đi tiểu
• Bị ngứa xung quanh bộ phận sinh dục v.v. 
Tại Khoa Tiết niệu, bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi về việc có quan hệ tình dục qua dịch vụ mại dâm hay không, có quan hệ tình dục với ai khác ngoài bạn tình của bạn hay không và ngày giờ cụ thể. Thông tin bạn cung cấp sẽ được bác sĩ giữ bí mật. Đây là thông tin quan trọng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cho bạn, do đó, hãy trả lời thành thật, đừng giấu giếm thông tin. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra bộ phận sinh dục của bạn. Tuy nhiên, bạn không cần phải xấu hổ mà hãy đi khám bệnh đầy đủ.
Khoa Phụ sản là nơi bạn có thể xin ý kiến tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến cơ thể nữ giới
Khi nào tôi nên đi khám tại Khoa Phụ sản?
Khi có triệu chứng sau:

Kinh nguyệt: Bị mất kinh, chu kỳ không đều, đau bụng kinh dữ dội.
Dịch tiết âm đạo: Tăng dịch tiết âm đạo, dịch có mùi lạ, có màu.
Chảy máu bất thường: Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu khi quan hệ tình dục.
Đau: Đau vùng bụng dưới ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đau khi đi tiểu và đại tiện, đau khi quan hệ tình dục, đau lưng, cảm thấy râm ran vùng bụng dưới.
Sưng tấy: Chướng bụng, khó đi tiểu hoặc đại tiện, đi tiểu nhiều lần, cảm thấy cơ thể phù nề.
Âm hộ: Xuất hiện vật lạ, ngứa, đau quanh khu vực tiểu tiện, kinh nguyệt thất thường.
Ở lần thăm khám đầu tiên, có thể bạn sẽ phải trình bày thông tin về việc quan hệ tình dục của bản thân. Bạn không cần phải xấu hổ. Hãy trả lời đúng sự thật. Nếu bạn chưa từng quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ có biện pháp thăm khám bộ phận sinh dục nữ phù hợp với bạn.
Chi phí khám lần đầu tại Khoa Phụ sản là khoảng 5000 yên. Thay vì từ chối đi khám sản phụ khoa vì không có tiền, hãy đề nghị phòng khám, bệnh viện khám cho bạn với khoản tiền bạn mang theo ngày hôm đó.

Những điều sẽ được hỏi khi khám sản phụ khoa tại Nhật (Tiếng Việt)

Nếu mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn bắt buộc phải thực hiện kiểm tra cùng bạn tình để cùng điều trị bệnh trong trường hợp cần thiết.
1 Bình luận

Đánh giá