Khi có thắc mắc hoặc khi gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe, bạn hãy:

Xem danh sách câu hỏi tại trang mục lục, sau đó xem phần
[Trả lời] ở trang tương ứng.

Nếu muốn biết chi tiết hơn, xem thêm tại “Tìm hiểu chi tiết hơn!”. Hãy xem đường dẫn đến trang thông tin bằng tiếng Việt và phần “Thông tin bổ sung”.

Nếu có thắc mắc, hãy xem [Danh sách kênh tư vấn] để được tư vấn chi tiết.

[Thông tin chi tiết bằng tiếng Nhật] Hãy thử trò chuyện và xin ý kiến từ người Nhật hoặc người biết tiếng Nhật quanh mình.

Nhân vật xuất hiện trong sổ tay

Những nhân vật trong cuốn Sổ tay này đều là nhân vật hư cấu. Sổ tay đề cập đến những vấn đề mà người
Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản có thể gặp phải dưới dạng câu hỏi của các nhân vật.

1. Duy

Tuổi: 35
Nghề nghiệp: Lao động trong ngành sản xuất. Ngôn ngữ: Tiếng Việt, hầu như không nói được tiếng Nhật.

2. Mai

Tuổi: 22
Nghề nghiệp: Lao động trong ngành sản xuất. Ngôn ngữ: Tiếng Việt, có thể nói một chút tiếng Nhật.

3. Hương

Tuổi: 30
Nghề nghiệp: Lao động trong ngành ẩm thực. Ngôn ngữ: Tiếng Việt, có thể nói một chút tiếng Nhật.

4. Anh

Tuổi: 22
Nghề nghiệp: Lao động trong ngành nông nghiệp. Ngôn ngữ: Tiếng Việt, có thể nói một chút tiếng Nhật.

[Danh sách kênh tư vấn]
Có hỗ trợ tiếng Việt

Thông tin cập nhật đến ngày 1 tháng 7 năm 2022
Dưới đây là thông tin liên hệ của các cơ quan hỗ trợ theo từng lĩnh vực khác nhau do Nhóm biên soạn sưu tầm và lựa chọn để tham khảo.

I

Hướng dẫn đến phòng khám và bệnh viện, chính sách về bảo hiểm y tế

Thông tin về phòng khám và bệnh viện, hướng dẫn thăm khám

Tư vấn qua điện thoại

* Trung tâm giải đáp thông tin y tế quốc tế AMDA (Trang chủ tiếng Việt)

Có thể xin ý kiến tư vấn về y tế thông qua điện thoại. Hỗ trợ tư vấn trên toàn quốc. (Miễn phí chi phí tư vấn, giá cước điện thoại do người dùng trả).

Trường hợp cần xe cấp cứu do bị bệnh nặng đột ngột hoặc bị thương, vui lòng gọi số “119”. Có hỗ trợ cả tiếng Việt.

II

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh Lao

* TB Action Network/Mạng lưới Hành động Phòng chống Bệnh lao

Bạn có thể xin ý kiến tư vấn về bệnh lao mọi lúc thông qua Facebook. Đừng ngại trao đổi về các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, chẳng hạn như các triệu chứng về đường hô hấp (ho, sốt, thở gấp, v.v.). Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến thăm khám của bệnh viện. Đội ngũ chuyên gia về chăm sóc sức khỏe và bệnh truyền nhiễm sẽ hỗ trợ bạn.

TB Action Network

* Phòng Hỗ trợ chương trình, Viện Nghiên cứu Bệnh lao

Hỗ trợ tư vấn qua điện thoại cho người nước ngoài:

03-3292-1219 (Tư vấn bằng tiếng Việt – từ 10:00 – 15:00 thứ Ba hàng tuần). Tất cả các dịch vụ trên đều miễn phí và bạn sẽ được bảo vệ quyền riêng tư.

HIV/AIDS

* Trang web “Quy trình xét nghiệm và tư vấn HIV”

Giới thiệu các kênh tư vấn qua điện thoại bằng tiếng Việt và cơ sở xét nghiệm HIV.

III

Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục

Mang thai, sinh sản, v.v.

* Hiệp hội sinh sống cùng người nước ngoài Kumustaka(Kumamoto-ken, Kumamoto-shi)

Bạn có thể xin ý kiến tư vấn về bệnh lao mọi lúc thông qua Facebook. Đừng ngại trao đổi về các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, chẳng hạn như các triệu chứng về đường hô hấp (ho, sốt, thở gấp, v.v.). Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến thăm khám của bệnh viện. Đội ngũ chuyên gia về chăm sóc sức khỏe và bệnh truyền nhiễm sẽ hỗ trợ bạn.

Hiệp hội sinh sống cùng người nước ngoài Kumustaka(Kumustaka – Association for Living Together with Migrants)

Email: groupkumustaka@yahoo.co.jp

* Kênh tư vấn SOS khi mang thai tại Nhật (Tiếng Nhật)

Chứa danh sách các kênh tư vấn khi mang thai trên toàn Nhật Bản. Nhấn vào kênh tư vấn để xem thông tin liên lạc, thời gian hỗ trợ.

Bạo lực, bạo lực gia đình (Domestic Violence – DV)

* Trung tâm hỗ trợ hòa nhập xã hội DV Soudan Plus +V

Kênh tư vấn liên quan đến bạo lực đến từ đối phương đã từng hoặc đang trong mối quan hệ yêu đương gây ra.
Hỗ trợ Chat 24 giờ (tiếng Việt).

IV

Sức khỏe nghề nghiệp

*Tổ chức đào tạo thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài (OTIT)

Trung tâm tư vấn bằng ngôn ngữ bản địa (trang tiếng Việt)

Tư vấn các vấn đề liên quan đến thực tập sinh kỹ năng, cuộc sống tại Nhật, v.v.

*Tổ chức đào tạo thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài (OTIT))

Tiếng Việt: 0120-250-168

Thứ Hai đến thứ Sáu: 11:00 – 19:00, thứ Bảy: 9:00 – 17:00

*Đường dây tư vấn dành cho người lao động nước ngoài

Kênh tư vấn về các vấn đề như điều kiện lao động, v.v., có hỗ trợ tiếng Việt.

0570-001-706

Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 10:00 – 15:00 (nghỉ trưa 12:00 – 13:00)

*Hotline tư vấn điều kiện lao động

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi
Đây là kênh tư vấn qua điện thoại do tư vấn viên có kiến thức chuyên môn phụ trách, chuyên tư vấn các vấn đề liên quan đến luật và quy định về tiêu chuẩn lao động, chẳng hạn như làm thêm giờ bất hợp pháp, vấn đề sức khỏe do lao động quá sức, làm thêm giờ không được trả lương, v.v.

V

Sức khoẻ tinh thần

Tư vấn qua điện thoại hoặc chat

* Trung tâm hỗ trợ hòa nhập xã hội

Kênh tư vấn qua điện thoại: Đường dây nóng Yo-ri-soi (tiếng Việt)
0120-279-338 ( Miễn phí thông thoại)
Ngày giờ hỗ trợ tiếng Việt xem tại đây:

Kênh tư vấn qua chat SNS (hỗ trợ 24 giờ)